Đại cương Động_vật_khuôn_mẫu

Khi nhân hóa một loài động vật, có những đặc điểm rập khuôn, lặp đi lặp lại thường có xu hướng liên quan đến các loài cụ thể. Thông thường đây chỉ đơn giản là sự phóng đại về các khía cạnh hoặc hành vi thực sự của sinh vật trong những vấn đề, trong khi những khía cạnh khác, hình mẫu được lấy từ thần thoại, cổ tích và thay thế bất kỳ phán đoán dựa trên quan sát nào về hành vi của con vật đó. Một số mô hình được phổ biến hoặc củng cố bởi một sự xuất hiện đặc biệt đáng chú ý trong phương tiện truyền thông như bộ phim Bambi năm 1942 của Disney miêu tả con nai nhỏ nhắn như một con vật ngây thơ, mong manh dễ tổn thương và tạo thành cái gọi là hiệu ứng nai Bambi.

Trong mọi trường hợp, một khi chúng đã ăn sâu vào văn hóa như những hình mẫu được công nhận rộng rãi của các thể loại, kiểu động vật, chúng có xu hướng được sử dụng cả trong hội thoại và phương tiện truyền thông để thể hiện những đặc điểm của giống loài chúng và những thiên kiến như vậy. Trong khi một số tác giả sử dụng các khuôn mẫu động vật này "như là", “phải vậy”, kiểu như vậy, thì lại có những tác giả khác làm thất vọng kỳ vọng của độc giả bằng cách đảo ngược chúng, phát triển nhân vật động vật theo cách tương phản với mong đợi hoặc tạo ra niềm vui, như một con lợn khó tính hay một con sư tử hèn nhát trái với hình mẫu thông thường.

Đồ họa hiện đại về một con quái vật lai là loài bò sát, thực tế không có con vật nào đáng sợ như vậy

Nhiều khuôn mẫu động vật phản ánh các quan niệm nhân học không liên quan đến hành vi thực sự của động vật. Chẵng hạn như động vật ăn thịt sẽ được xem như là nhân vật phản diệncon mồi của chúng là kẻ yếu thế cần che chở, bảo vệ. Do đó, trong khi một con cá mập săn mồi và ăn thịt một cách tự nhiên thì trong định kiến của con người, cá mập có xu hướng bị xem là hình mẫu của sự khát máu và tàn nhẫn, một cỗ máy giết chóc, hay một số khuôn mẫu định kiến dựa trên những ấn tượng bị nhầm lẫn hoặc bị phóng đại sự phiến diện quá mức như loài linh cẩu đốm, thường được mô tả là những kẻ ăn xác thối hèn hạ đê tiện, những kẻ bè lủ, băng đảng cướp cạn đốn mạt, nhưng thực sự chúng là những kẻ săn mồi theo đàn hiệu quả, thông minh, có cấu trúc xã hội phức tạp và linh cẩu là những nhà dọn vệ sinh của tự nhiên.

Nhiều quan niệm sai lầm về động vật được sinh ra từ sự thiếu hiểu biết khi khoa học về động vật chưa thực sự phát triển vào thời kỳ này, chưa giải tỏa được những quan niệm mê tín, dị đoan. Do thiếu nghiên cứu, hiểu biết về thế giới động vật, người ta e sợ một số loài vật mà con người biết rất ít, ngoài truyền thuyết đô thị, những lời đồn thổi miêu tả thêm phần lâm ly, rùng rợn, huyền hoặc thì các cuộc tấn công không thường xuyên dẫn đến cái chết của con người lại càng củng cố những định kiến, quy chụp và ác cảm về những loài động vật cụ thể. Nhiều loài động vật khác lại bị coi là nguy hiểm, bị gán ghép cho sự hung hiểm chỉ vì vẻ bề ngoài đáng sợ hoặc kỳ dị của chúng nhưng thực sự nhiều loài vô hại hay chỉ trở nên nguy hiểm khi tự vệ.

Điều này đã khiến một số loài động vật được miêu tả một cách ám ảnh là quái vật hay nhữ kẻ ăn thịt người, cỗ máy giết chóc, như nhện, rắn, cá sấu, sói, dơi, tê giác, khỉ đột, sư tử, hổ, gấu, đại bàng, diều hâu, kền kền, cá mập. Việc mô tả chúng là "quái vật" là một ví dụ khác về sự đơn giản hóa trong nhận thức về cái tốt-xấu, cái thiện-ác. Động vật chỉ làm theo bản năng tự nhiên của chúng và không sẵn sàng tấn công con người, trừ khi chúng cảm thấy bị đe dọa và ở trong một vị trí mà chúng không thể dễ dàng trốn thoát. Ngay cả những kẻ săn mồi sẽ chỉ có thể tấn công khi đói hoặc để bảo vệ con của chúng. Trong hầu hết các trường hợp, động vật thường sợ người hơn rất nhiều so với cách khác và có thể sẽ bỏ chạy hoặc lảng tránh con người.

Ở hướng ngược lại, một số động vật có ngoại hình không đe dọa và thực sự trông dễ thương, âu yếm, duyên dáng và tinh nghịch thường được miêu tả là đáng yêu như thỏ, chó, chuột bông, mèo con, cừu, hải cẩu, cá heo, sóc, khỉ kiểng, bọ rùa, bướm. Chủ sở hữu vật nuôi khác nhau có xu hướng đối xử với vật nuôi của họ gần như là đồ chơi hoặc như những em bé dễ thương. Chúng thường đóng vai trò đại diện tiêu biểu cho những nhân vật tốt, thánh thiện, hoà bình và mẫu mực. Một lần nữa, đây là một sự đơn giản hóa nghiêm trọng. Chẳng hạn, loài khỉ có thể vô hại, nhưng giống như tất cả các loài động vật có thể trở lại bản năng tự nhiên của chúng khi mọi người ít nghi ngờ nhất thì chúng vẫn cắn người hoặc những loài động vật thơ ngây nhưng thực chất là những loài xâm lấn mạnh mẽ, ví dụ như loài thỏ. Bất chấp những cân nhắc này, việc sử dụng các hình mẫu động vật (tương tự như các khuôn mẫu của máy móc trong đời thực và viễn tưởng) nói chung ít có vấn đề hơn so với các khuôn mẫu của con người.